按 Enter 到主內容區
:::

回培力新住民資訊網首頁

Tin Tức mới nhất
:::

Liên tục xuất hiện các đợt không khí lạnh tràn về - Làm gì để giữ ấm cơ thể - 2 nguyên tắc sử dụng sản phẩm giữ ấm cơ thể - 8 trọng điểm bảo vệ sức khoẻ khi nhiệt độ xuống thấp

  • 回上一頁
  • 友善列印
字型大小:
  • 地點:臺灣
  • 發布日期:
  • 單位:內政部移民署
  • 更新日期:2023/12/28
  • 點閱次數:40

Nhiệt độ thấp tràn về. Sở Sức khỏe Quốc dân kêu gọi, ngoài đối tượng là người cao tuổi, người có 3 mức chỉ số cao (huyết áp cao, mỡ máu cao, đường huyết cao) và trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, những người dân phải đi sớm về muộn hoặc đi làm ca đêm, cũng cần phải chú ý đến sự chênh lệch nhiệt độ của môi trường “ngoài trời”, khiến huyết áp tăng đột ngột, tác động dẫn tới cơn đau tim và đột quỵ cấp tính; còn về chênh lệch nhiệt độ “trong phòng”, cần lưu ý giữ cho các cánh cửa không được đóng kín hoàn toàn, cần phải ở mức thoáng gió phù hợp. Khi thức dậy cần tuân theo bí quyết 5 chữ “chậm, nóng, dậy, mặc, đi”; còn đối với các sản phẩm giữ ấm cơ thể hiện nay vô cùng phong phú, khi sử dụng cần chú ý 2 nguyên tắc trọng điểm, một là không được sử dụng trong thời gian dài, hai là không nên sử dụng tiếp xúc trực tiếp với da. Tuân theo những khuyến cáo ở trên, sẽ trải qua thời tiết lạnh lẽo một cách an toàn, nếu có các triệu chứng khác lạ cần nhanh chóng tìm đến đến cơ sở y tế khám và điều trị.

8 trọng điểm trong bảo vệ sức khoẻ khi nhiệt độ xuống thấp - Khoẻ mạnh, vui vẻ và an toàn

1. Môi trường: Trong môi trường trong nhà như phòng ngủ, phòng tắm và phòng khách, những chỗ người cao tuổi dễ trượt ngã / vấp ngã, cần được chiếu sáng tốt, trên mặt sàn không nên để đồ vật lặt vặt, tránh gây cản trở khi đi lại, thêm vào đó do thời tiết lạnh tuần hoàn máu ngoại vi chậm, càng cần phải chú ý các hiện tượng như chóng mặt hoặc tim cảm giác khó chịu, ngoài việc giữ ấm, thì giữ thoáng gió phù hợp cũng rất quan trọng.

2. Giữ ấm: Cho dù là vào khi nào, chỉ cần có động tác thức dậy khỏi giường, thì cần phải hết sức ghi nhớ bí quyết 5 chữ “chậm, nóng, dậy, mặc, đi”. Vào buổi tối khi đi ngủ, cần chuẩn bị trước quần áo ấm để sẵn ở trong tầm tay ở trên giường, cho dù là trở dậy khi nào, đều cần ghi nhớ là phải cử động tay chân hoặc làm động tác co duỗi làm ấm cơ thể trước ở trên giường, thúc đẩy sự lưu thông máu của cơ thể, khi ngồi dậy trước hết ngồi ở mép giường, mặc thêm quần áo ấm, sau đó mới từ từ xuống khỏi giường. Các hoạt động sau khi ra khỏi giường không nên quá gấp gáp, và cần uống bổ sung thêm nước ấm đã đun sôi để làm ấm cơ thể.

3. Ăn uống: Trời lạnh chọn các món canh hoặc đồ nấu là thực phẩm hoặc dược phẩm bồi bổ, nếu có chứa thành phần cồn, thì càng cần chú ý đến sự chênh lệch giữa nhiệt độ cơ thể và nhiệt độ môi trường, hơn nữa, khi uống canh, nhiệt độ của canh cần tránh không cao quá 65 độ, có thể làm tổn thương thực quản.

4. Tắm suối nước nóng: Tránh lập tức ngâm tắm sau khi ăn cơm tối hoặc sau khi uống rượu, khuyến nghị ít nhất cần cách 2 tiếng, hơn nữa nhiệt độ của nước không được vượt quá 40 độ, tuyệt đối không ngâm tắm một mình.

5. Vận động: Khi vận động cần khởi động làm ấm người đầy đủ, người thuộc nhóm nguy cơ cao có thói quen hút thuốc, uống rượu, béo phì hoặc có bệnh mãn tính và bệnh về tim mạch, thì nên ra ngoài vận động muộn một chút, hoặc nên chọn hình thức vận động đơn giản trong phòng. Nếu cần ra ngoài vận động, khuyến nghị nên chọn hình thức vận động có người khác đi cùng, cùng chăm sóc lẫn nhau.

6. Uống thuốc đúng giờ và giữ tâm trạng ổn định để kiểm soát bệnh tật: Kiểm tra định kỳ và ghi lại số liệu mức đường huyết, huyết áp của mình, đồng thời tuân thủ lời khuyên của bác sỹ uống thuốc đúng giờ và giữ tâm trạng ổn định.

7. Mang theo Thẻ bảo hiểm y tế và thuốc dự phòng khẩn cấp bên mình: Khi đi ra ngoài cần mang theo Thẻ bảo hiểm y tế, đồng thời ghi nhớ các thông tin về cơ sở y tế ngày thường đi khám và điều trị, các chẩn đoán, lịch sử dị ứng thuốc; nếu bác sỹ có kê đơn thuốc dự phòng khẩn cấp, cần mang theo bên mình.

8. Khi có biểu hiện bất thường cần lập tức tìm đến đến cơ sở y tế khám và điều trị: Nếu cơ thể có các triệu chứng khó chịu như tức ngực, đau ngực, tim đập nhanh, khó thở, toát mồ hôi lạnh, chóng mặt hoặc ngất xỉu, hoặc xuất hiện bất kỳ một triệu chứng của đột quỵ não nào, không thể thực hiện chính xác động tác “mỉm cười, giơ tay, nói xin chào”, thì không được tự lái xe, cần lập tức gọi đến số 119, đồng thời ghi lại thời gian phát bệnh, cần được khám và điều trị nhanh chóng trong vòng 3 giờ, tranh thủ khoảng thời gian vàng trong điều trị.


top