按 Enter 到主內容區
:::

回培力新住民資訊網首頁

Tin Tức mới nhất
:::

Bộ Y tế tái khẳng định khi đưa tin về vụ việc tự sát cần tuân thủ nguyên tắc “6 không 6 cần”

  • 回上一頁
  • 友善列印
字型大小:
  • 地點:臺灣
  • 發布日期:
  • 單位:衛生福利部
  • 更新日期:2023/07/12
  • 點閱次數:48

Căn cứ theo các nghiên cứu trong và ngoài nước thời gian qua cho thấy, các vụ việc người nổi tiếng tự sát khi được các phương tiện truyền thông đưa tin rộng rãi, có thể cho thấy sự gia tăng tỷ lệ các vụ tự sát trong thời gian ngắn. Khi phương tiện truyền thông đi sâu miêu tả chi tiết cách thức tự sát, giật tít hoặc đưa hình ảnh giật gân, đưa tin lặp đi lặp lại và dành nhiều trang bài đăng tải rộng rãi mang tính xúi giục hoặc tô hồng cho hành vi tự sát, sẽ có nguy cơ làm gia tăng số vụ tự sát, việc đưa tin ngắn gọn và thận trọng, sẽ góp phần làm thay đổi sự kỳ thị của công chúng đối với việc tự sát, khuyến khích người có xu hướng tự sát tìm đến sự hỗ trợ.

Căn cứ vào đề xuất của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nguyên tắc “6 không 6 cần” khi đưa tin vụ việc tự sát như sau:

“6 không”:

Không đăng tải hình ảnh tự sát hoặc thư tuyệt mệnh.

Không đưa tin chi tiết về cách thức tự sát.

Không đơn giản hóa nguyên nhân tự sát.

Không tôn vinh hoặc miêu tả giật gân.

Không tìm cách giải thích bằng ấn tượng rập khuôn về tôn giáo hoặc văn hóa.

Không trách móc quá mức.

“6 cần”:

Khi đưa tin về vụ việc, cần trao đổi kỹ với chuyên gia y tế.

Khi đề cập đến tự sát, cần dùng từ “thiệt mạng do tự sát” chứ không sử dụng các từ ngữ như “tự sát thành công”.

Chỉ đưa các thông tin liên quan, và đăng tải ở trang trong chứ không phải là ở trang đầu.

Làm nổi bật các phương pháp khác để giải quyết vấn đề mà không cần phải tự sát.

Cung cấp đường dây nóng hỗ trợ và nguồn lực cộng đồng liên quan phòng chống tự sát.

Đưa tin về các chỉ số nguy cơ và các triệu chứng cảnh báo có thể xảy ra.

Bất kỳ ai cũng có thể gặp phải những sự việc gây áp lực và từ đó dẫn đến các phản ứng tâm lý như trầm cảm v.v... Nếu người dân phát hiện bản thân mình hoặc người xung quanh có ý nghĩ muốn tự sát, thì cần tự giác phát huy tinh thần người bảo vệ phòng chống tự sát (1- Hỏi han, 2- Phản hồi, 3- Chuyển giao), quan tâm đến sức khỏe tinh thần và thể chất của bản thân mình và người thân, bạn bè xung quanh, và cần kịp thời tìm đến sự hỗ trợ chuyên nghiệp về y tế hoặc chuyên khoa tâm thần, hoặc gọi đến số điện thoại hỗ trợ (Đường dây An tâm số 1925), Đường dây hỗ trợ bảo hộ tính mạng số 1995, Đường dây Thầy giáo Trương số 1980. Đồng thời kêu gọi mọi người, khi đối diện với người thân, bạn bè có khuynh hướng trầm cảm, điều quan trọng nhất chính là “dừng lại, quan sát, lắng nghe”, hãy dừng công việc đang làm, quan sát người thân, bạn bè quanh mình, lắng nghe và trao đổi, đồng thời một lần nữa kêu gọi, hãy tôn trọng thân nhân, bạn bè các gia đình có người tự sát, không rêu rao, không làm phiền.

top