按 Enter 到主內容區
:::

回培力新住民資訊網首頁

Chăm sóc y tế
:::

Mẹ là người mang bệnh viêm gan B, có cho con bú mẹ được không?

  • 回上一頁
  • 友善列印
字型大小:
  • 地點:Taiwan
  • 發布日期:
  • 單位:衛生福利部
  • 更新日期:2020/07/24
  • 點閱次數:503

Viêm gan B có thể do trong qua trình sinh đẻ thông qua truyền nhiễm hệ dọc truyền nhiễm cho trẻ. Nhưng chỉ cần trẻ sau khi được sinh ra được tiêm Globulin miễn dịch viêm gan B và tiêm phòng viêm gan B theo quy định, sữa mẹ sẽ không làm tăng thêm tỉ lệ trẻ bị nhiễm viêm gan B, cho nên có thể yên tâm cho con bú.

@trạm bổ sung kiến thức @

Truyền nhiễm vi rút viêm gan B
Theo Tỉ lệ thịnh hành của người mang mầm mống bệnh khác nhau, con đường lây nhiễm cũng khác nhau. Nếu ở các vùng liên tục có độ truyền nhiễm cao (bao gồm các nước Đông Á, Nam Á, Châu Phi sa mạc Sahara), nguyên nhân phát sinh truyền nhiễm chủ yếu là do trong thời kỳ mang thai mẹ truyền nhiễm sang con của mình, hoặc do tiếp xúc thân mật giữa mẹ và con (truyền nhiễm song song). Tại Châu Á, Khoảng 40% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có mang mầm bệnh viêm gan B cũng dương tính với kháng nguyên lõi viêm gan B (HBeAg) và những phụ nữ này có khả năng lây nhiễm 70 đến 90% con cái họ trước và sau khi sinh. Truyền nhiễm trước và sau khi sinh được phát sinh chủ yếu trong khi sinh và sau khi sinh, trẻ sơ sinh tiếp xúc dịch máu và những tiết dịch khác của mẹ. Tại châu Á, truyền nhiễm trong thời gian sinh đẻ chiếm 25% -30% trong số dân số mang mầm mống bệnh. Khoảng 10% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có người mang mầm bệnh viêm gan B cũng dương tính với kháng nguyên lõi (HBeAg). Truyền nhiễm trong thời gian sinh đẻ đối với sự gia tăng dân số mang mầm mống bệnh không quan trọng. Khu lây nhiễm thấp (bao gồm Tây Âu và Bắc Mỹ), sự lây nhiễm trong thời gian sinh đẻ thường không thấy; lây nhiễm chủ yếu thông qua dịch máu giữa người lớn và quan hệ nam nữ. Tuy nhiên mỗi người phụ nữ mang thai kiểm tra ở đại đa số quốc gia công nghiệp hóa có kháng nguyên bề mặt viêm gan B hay không? Đồng thời các bà mẹ và trẻ sơ sinh được điều trị bằng vắc-xim miễn dịch đặc biệt (HBIG) và viêm gan B.

Thông qua tính nguy hiểm của truyền nhiễm viêm gan B khi cho con bú bằng sữa mẹ
Cho con bú sữa mẹ từng được cho rằng trẻ sơ sinh bị một trong khả năng đường truyền nhiễm viêm gan B, bởi vì trong sữa mẹ có thể phát hiện thấy kháng nguyên viêm gan B với số lượng nhỏ. Tại Đài Loan, một nghiên cứu theo đuổi 147 trẻ sơ sinh có mẹ mắc bệnh viêm gan B, phát hiện 92 đứa trẻ bú sữa mẹ và 55 đứa trẻ uống sữa ngoài có tỉ lệ mắc bệnh viêm gan B như nhau. Một nghiên cứu của Anh, bao gồm 126 đối tượng, cũng phát hiện những đứa trẻ sơ sinh có mẹ mắc bệnh uống sữa mẹ mà không tăng tính nguy hiểm mắc bệnh viêm gan B. Trong nghiên cứu này, có kiểm chứng tình hình mẹ kháng nguyên cốt lõi, phát hiện tình hình kháng nguyên cốt lõi không liên quan đến mức độ truyền nhiễm. Nghiên cứu này bày tỏ sâu sắc, tính nguy hiểm của truyền nhiễm qua sữa mẹ so với khi sinh đẻ tiếp xúc với dịch máu và dịch thể của mẹ là không đáng kể. Tuy nhiên, một số chuyên gia về bệnh gan lo ngại rằng các tổn thương ở vú, chẳng hạn như chảy máu núm vú, có thể khiến trẻ sơ sinh bị nhiễm virut viêm gan B.

Để tránh truyền nhiễm virút viêm gan B theo hệ dọc và hệ ngang
Tiêm phòng virút viêm gan B có thể có hiệu quả cho việc phòng tránh lây nhiễm hệ dọc và hệ ngang viêm gan B, Tiêm phòng có thể phòng tránh được từ 70% – 90% tình trạng mầm bệnh tiếp tục phát sinh của trẻ sơ sinh mà mẹ mang bệnh, đồng thời tránh truyền nhiễm theo hệ ngang đến 95%. Trong vòng 24 tiếng sau khi sinh bổ sung Glubin miễn dịch viêm gan B, tăng thêm 1 mũi vắc xim viêm gan B có thể tăng thêm 85% - 90% tỉ lệ bảo vệ trẻ có mẹ mang mầm mống bệnh. Tuy nhiên, tình trạng kiểm tra toàn diện viêm gan B đối với phụ nữ mang thai ở những nước đang phát triển hay là việc sử dụng Glubin miễn dịch viêm gan B là không thể thực hiện được. Do vậy nên thường xuyên tiêm chủng viêm gan B cho tất cả các trẻ sơ sinh. Nếu có thể, mũi đầu tiên được tiêm trong vòng 48 tiếng khi sinh ra, sau đó thì theo quy định thường xuyên tiêm chủng. Cho tiêm phòng viêm gan B khi trẻ sinh ra tại bệnh viện hay các phòng sinh là được, nhưng nếu sinh tại nhà là điều khó khăn. Tiêm mũi phòng viêm gan B đầu tiên, sau khi sinh là rất quan trọng tại các nước Châu Á. Bởi vì, sự truyền nhiễm trong thời kỳ sinh đẻ của khu vực này là rất thường gặp. Những trẻ sơ sinh đã từng tiêm phòng mũi đầu tiên an toàn cho ăn bằng sữa mẹ.

Những khu vực không được thường xuyên tiêm phòng viêm gan B, thì khi sử dụng sữa mẹ và ngân hàng sữa mẹ thì cần phải chú ý. Những bà mẹ không bị bệnh tại đa số các khu vực lây nhiễm đều đã từng bị lây nhiễm qua vi rút viêm gan B và đã được hồi phục lại. Đồng thời thông qua kháng thể của virút viêm gan B từ trong bào thai từ mẹ truyền sang cho trẻ, có thể bảo vệ tránh con của họ bị truyền nhiễm trong vòng 6 tháng. Trong rất nhiều quốc gia công nghiệp, sữa mẹ và ngân hàng sữa mẹ đều có kiểm định kháng virút viêm gan B. Nếu mang dương tính, sữa mẹ của họ chỉ được sử dụng cho con của họ. Tuy nhiên, trong các nước phát triển có thể không thể kiểm định được như vậy. Những đứa trẻ được tiêm chủng qua virút viêm gan B sẽ không bị nhiễm vi rút viêm gan B qua sữa mẹ hay ngân hàng sữa mẹ.

Ý kiến gợi ý:
Tổ chức y tế thế giới khuyên nên cho tất cả các trẻ sơ sinh được tiêm chủng phòng chống vi rút viêm gan B. Nếu được thì mũi tiêm phòng đầu tiên ngay sau khi sinh trong vòng 48 tiếng hay tiêm phòng ngay, đây có thể giảm truyền nhiễm theo hệ dọc. Và loại bỏ bất kỳ nguy cơ lây truyền qua cho con bú. Tiêm phòng là một trong tất cả các phương pháp có thể tránh truyền nhiễm vi rút viêm gan B.

Nếu bạn muốn biết càng nhiều thông tin có liên quan viêm gan B và cho con bú bằng sữa mẹ, xin hãy tham khảo trang web phục vụ thông tin /chuyên khu giáo dục y tế/ sinh đẻ/cho con bú/ viêm gan và cho con bú bằng sữa mẹ (https://ibaby.mohw.gov.tw/HealthMsg/HealthInfo?num=79)

top