Nhấn Enter để đi đến khu vực nội dung chính
:::

Mạng thông tin phát triễn bồi dưỡng năng lực Dân trú mới

Bảo hộ người tiêu dùng
:::

Đặt hàng dễ hoàn lại tiền khó, mua sắm online qua biên giới không đơn giản

Điều chỉnh cỡ chữ:
  • Địa điểm:Taiwan
  • Thời gian phát hành:
  • Đã cập nhật:2021/05/20
  • Số lượt xem:278

Hội bảo vệ người tiêu dùng của Viện hành chính (sau đây gọi tắt là Hội bảo vệ tiêu dùng Viện Hành chính) nhắc nhở người dân lựa chọn cẩn thận đối tác giao dịch mua sắm online nước ngoài, tìm hiểu trước các vấn đề có thể xảy ra và giải pháp, mới có thể giảm  rủi ro giao dịch.


Từ bản ghi nhớ được ký kết giữa Hội bảo vệ tiêu dùng Viện Hành chính và Viện người tiêu dùng Hàn Quốc vào năm 2019, đã hỗ trợ xử lý 24 vụ tranh chấp tiêu dùng vượt biên giới của người Đài Loan, trong đó 12 vụ là tranh chấp mua sắm online, hình thức tranh chấp bao gồm hư hại trong quá trình vận chuyển, đổi hàng hoặc giao hàng trễ v.v..Cuối cùng những yêu cầu này của người tiêu dùng, nếu đều không được người kinh doanh hồi âm thích đáng thì càng không nói đến kết quả tranh chấp mua sắm online ở quốc gia khác. Trước nguy cơ rủi ro khá cao của mua sắm online xuyên biên giới, thà đánh giá cẩn thận và làm tốt việc đề phòng còn hơn hao tâm tổn trí về sau, Hội bảo vệ tiêu dùng Viện Hành chính đã tổng hợp các trường hợp và thông tin quốc tế, nhắc nhở những người muốn đặt hàng qua đường biển chú ý hơn và đưa ra các đề xuất như sau:


1.Xác minh đối tác giao dịch ở nước ngoài:

(1) Xác minh địa điểm nhà sản xuất: tránh nghĩ rằng nhìn thấy website hoặc app tiếng trung liền cho là cửa hàng trong nước, nghĩ rằng được hưởng đảm bảo đổi trả vô điều kiện trong vòng 7 ngày. Có 1 công dân nhìn thấy chi tiết giao dịch và thuế quan xuất hiện phí vận chuyển quốc tế, mới biết đó là một giao dịch xuyên biên giới và từ chối ký nhận hàng, nhưng nhà sản xuất không những không trả lại tiền hàng mà còn yêu cầu người tiêu dùng phải bù phí cước vận chuyển trả hàng. Xin chú ý, các nhà sản xuất được đề cập ở đây đều ở nước ngoài, trừ khi điều khoản giao dịch hoặc nhà sản xuất hứa trước thì có thể trả hàng miễn phí, nếu không đợi sau khi xuất hàng mới chủ trương đổi trả hàng “vô điều kiện”, thì còn tùy vào thái độ của nhà sản xuất.

(2) Tránh mua hàng từ người bán cá nhân: quy định pháp luật bảo vệ tiêu dùng của nhiều quốc gia chỉ quy phạm đối với mua bán của nhà kinh doanh (B2C), không quản giao dịch giữa các cá nhân (C2C). Đã từng có người tiêu dùng đặt hàng trên cộng đồng mạng xảy ra tranh chấp, thậm chí có đơn khiếu nại cũng khó được chấp nhận.

(3) Tìm kiếm thông tin chi tiết của người bán: một số trang web sản phẩm thực tế chỉ chịu trách nhiệm nhận đơn đặt hàng, vì vậy bạn phải xem kỹ đánh giá và lịch sử giao dịch v.v.. của người bán trước khi mua sắm. 

(4) Lựa chọn cẩn thận đơn vị vận chuyển: người tiêu dùng nên đọc kỹ các hạng mục dịch vụ và điều khoản miễn trừ của đơn vị vận chuyển hoặc người gom hàng trước khi quyết định phương thức vận chuyển.


2.Thực hiện các biện pháp giảm thiểu rủi ro:

(1) Sử dụng tốt công cụ thanh toán của bên thứ 3: người tiêu dùng sau khi xác nhận nhận hàng, bên thứ 3 mới thanh toán tiền hàng, an toàn giao dịch được đảm bảo hơn.

(2) Sử dụng thanh toán thẻ tín dụng: có thể kiểm tra xem thẻ tín dụng có điều khoản đảm bảo mua sắm hay không. Ngoài ra, nếu cần, có thể sử dụng công ty phát hành thẻ để giúp giải quyết tranh chấp hoặc lấy lại tiền.

(3) Lựa chọn phương thức vận chuyển an toàn hơn: nếu trung tâm mua sắm trực tuyến có vận chuyển trực tiếp hoặc hợp tác với các hãng chuyển phát nổi tiếng, có thể theo dõi vị trí của hàng hóa và chịu trách nhiệm về việc thất lạc hàng hóa, nên suy xét ưu tiên.


3. Hiểu nguyên tắc hoạt động giao nhận

(1) Trình tự giao nhận: mua sắm trực tuyến nước ngoài, khó tránh khỏi một loạt các thủ tục thương mại quốc tế, các công việc này có thể không do trang web mua sắm đại diện, có thể do người kinh doanh trung gian (như đại lý thu mua, thanh toán thay hoặc giao hàng), người tiêu dùng cần đọc chi tiết điều khoản vận chuyển, chủ động theo dõi tiến trình vận chuyển.

(2) Quy định nhập khẩu: nhiều mặt hàng nhập khẩu đã được kiểm soát do đó người tiêu dùng không thể hoàn toàn không biết về các quy định khai báo hải quan. Ngoài ra, hệ thống xác thực tên thật cho người nhận hàng nhanh của Bộ Tài chính đã được triển khai vào năm 2020, khuyến nghị mọi người nên tải xuống ứng dụng “EZ WAY yiliwei”, hoàn thành xác nhận đăng ký tên thật để tránh mắc kẹt hàng mua online.

(3) Chính sách hoàn trả: khi nhận hàng phát hiện quy cách  hoặc chất lượng hàng không phù hợp, muốn trả lại nước ngoài để đổi, các công ty nước ngoài có thể không sẵn sàng chịu chi phí vận chuyển trở lại, cần đặc biệt chú ý đến việc liệu điều khoản trả hàng có áp dụng cho người mua ở nước ngoài hay không.

(4) Xử lý vận chuyển hàng bị thất lạc: sau khi hàng hóa bị thất lạc, người tiêu dùng cần thông báo cho trang web mua sắm hoặc đại lý vận chuyển hàng hóa, điều khoản của một số mạng mua sắm quy định rằng trong trường hợp mất cắp hàng hóa, người tiêu dùng nên trình báo với cơ quan cảnh sát địa phương (ở nước ngoài).

(5) Ngôn ngữ câu thông: các trang đặt hàng mua sắm trực tuyến có thể được biểu thị bằng tiếng Trung, nhưng hầu hết các trang web nước ngoài đều không có nhân viên dịch vụ khách hàng tiếng Trung, chưa nói đến việc báo án với cơ quan cảnh sát nước ngoài, họ chỉ có thể giao tiếp bằng tiếng nước ngoài, và hầu hết họ không chấp nhận báo án trực tuyến. Nếu người tiêu dùng không quen với ngoại ngữ và không thể giao tiếp với các nhà sản xuất địa phương, hoặc không thể hiểu các điều khoản của giao dịch, thì thật sự nên xem xét cẩn thận.


Hội bảo vệ tiêu dùng Viện Hành chính nhắc nhở người dân, trong trường hợp không may phát sinh tranh chấp xuyên biên giới, trang web của Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng Hành chính cung cấp "Cơ chế và kênh xử lý tranh chấp liên quan đến tiêu dùng xuyên biên giới" và các thông tin khác, vui lòng tham khảo sử dụng. (https://cpc.ey.gov.tw/Page/80CCBC4EBF4F77C8)

top