Nhấn Enter để đi đến khu vực nội dung chính
:::

Mạng thông tin phát triễn bồi dưỡng năng lực Dân trú mới

Điều tra nhu cầu đời sống
:::

Báo cáo tóm tắt điều tra về nhu cầu cuộc sống của Tân di dân năm 2018

Điều chỉnh cỡ chữ:
  • Địa điểm:臺灣
  • Thời gian phát hành:
  • Đã cập nhật:2020/07/27
  • Số lượt xem:566

Để có thể triển khai thực hiện các phương thức phục vụ chăm sóc, hỗ trợ cuộc sống cho Tân di dân tại Đài Loan, vào năm 2003, Bộ Nội chính Đài Loan đã triệu tập một cuộc họp có liên quan với nội dung: “Phân công nghiên cứu thực hiện công tác phụ đạo về chăm sóc, hỗ trợ cho hôn phối người nước ngoài và người Trung Quốc đại lục”, tại đây đã thông qua nghị quyết tiến hành điều tra toàn diện về tình hình đời sống của Tân di dân. Kể từ cuộc điều tra lần đầu tiên vào năm 2003, theo nguyên tắc cứ 5 năm lại tiến hành điều tra một lần, và lần này là lần điều tra thứ 4 về tình hình đời sống của tân di dân tại Đài Loan. Cùng với sự đổi mới của các quy định pháp luật có liên quan đến lĩnh vực đời sống, việc làm của tân di dân, các phương thức phục vụ chăm sóc cho tân di dân từ năm 2003 đến nay cũng đã có nhiều sửa đổi. Nhờ góc độ quản lý và kiểm soát ngày một cởi mở, chất lượng nếp sống xã hội tổng thể và chất lượng hôn nhân có yếu tố nước ngoài cũng ngày một hoàn thiện hơn. Qua nhiều lần tiến hành điều tra, càng thấy được rõ nét hơn sự thay đổi về chất đang diễn ra đối với cộng đồng tân di dân tại Đài Loan.


Phạm vi của cuộc điều tra lần này là các huyện, thành phố trực thuộc khu vực Đài Loan Phúc Kiến, thời gian tiến hành điều tra là từ ngày 21 tháng 8 năm 2018 đến hết ngày 20 tháng 12 năm 2018. Ngoài ra, trong thời gian từ ngày 13/5/2019 đến 30/06/2019 sẽ thực hiện công tác phỏng vấn điều tra đối với các trường hợp bổ sung. Đối tượng điều tra dựa theo danh sách đã tổng hợp tính đến hết ngày 31/12/2017, bao gồm: Hôn phối người nước ngoài có thẻ cư trú ngoại kiều còn hiệu lực hoặc thẻ cư trú vĩnh viễn, hôn phối người nước ngoài đã nhập quốc tịch Đài Loan và hôn phối người Hồng Kông, Ma Cao và Đại lục có thẻ cư trú và định cư tại Đài Loan hoặc có hộ tịch tại Đài Loan (không bao gồm những tân di dân đã xuất cảnh khỏi Đài Loan 2 năm trở lên); Đã hoàn thành điều tra hợp lệ đối với tổng cộng 18.260 tân di dân. Thông qua cuộc điều tra năm nay, đã có thể tìm hiểu được tình hình thích nghi cuộc sống, mức độ hòa hợp với gia đình, tình hình việc làm và giáo dục con cái của tân di dân tại Đài Loan hiện nay; Đồng thời cũng khám phá được nhu cầu của họ trong phương diện thích nghi với cuộc sống. Báo cáo điều tra là tài liệu tham khảo hỗ trợ cho công tác quản lý của chính phủ và các đơn vị hữu quan trong việc triển khai thực hiện các phương thức phục vụ có liên quan trong tương lai, nhằm đưa xã hội nước ta hướng tới trở thành một môi trường xã hội đa văn hóa chất lượng cao, đồng thời gia tăng đối xử bình đẳng với tân di dân là hôn phối tại Đài Loan, đóng góp cho sự phồn vinh chung của toàn xã hội. Dưới đây là những kết quả quan trọng của cuộc điều tra lần này, tóm tắt như sau:


I. Diện mạo chung của Tân di dân

Dựa trên kết quả điều tra hợp lệ từ 18.260 tân di dân trong cuộc điều tra lần này, đưa ra phân tích như sau:


1. Dữ liệu cơ bản

Về giới tính: nữ giới chiếm đa số (92.5%); Về độ tuổi: Độ tuổi từ 35 đến 54 tuổi chiếm 70.1%; Về trình độ học vấn trước khi đến Đài Loan: Đa số có trình độ giáo dục trung học (cấp 2 chiếm 30.3%, cấp 3 chiếm 34.3%), 10.0% tân di dân sau khi đến Đài Loan có bằng cấp chứng nhận trình độ học vấn tại Đài Loan; Về tình trạng sức khỏe: 96.3% tân di dân có tình trạng sức khỏe tốt. So sánh số liệu của cuộc điều tra năm nay với các năm trước có thể thấy, tân di dân của nước ta về giới tính: Chiếm đa số vẫn là nữ giới, tỉ lệ nam giới có dấu hiệu tăng nhẹ; Về độ tuổi: nhóm thanh thiếu niên độ tuổi từ 15 – 24 tuổi có xu hướng giảm, kết cấu tuổi với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ từ 35-54 tuổi chiếm chủ yếu.


2. Tình trạng hôn nhân và cư trú tại Đài Loan

64.6% tân di dân có thời gian sinh sống tại Đài Loan trên 10 năm; Hôn phối đến từ các quốc gia Đông Nam Á chiếm 66.7%, so với tỷ lệ này thì tỉ lệ hôn phối đến từ Trung Quốc đại lục (66.1%) là tương đối cao; Hôn phối đến từ các quốc gia khác sống tại Đài Loan dưới 5 năm chiếm 25.4%; Tỉ lệ tân di dân vẫn đang trong trạng thái hôn nhân chiếm 90.1%; Tỷ lệ kết hôn có yếu tố nước ngoài thông qua người thân, bạn bè có cùng quốc tịch gốc với hôn phối nước ngoài giới thiệu chiếm 34.1%, quen biết qua quan hệ công việc chiếm 21.5%. Tỉ lệ hôn phối đến từ Đông Nam Á và Trung Quốc Đại lục thông qua người thân, bạn bè cùng quốc tịch giới thiệu tương đối cao, lần lượt chiếm 32.2% và 39.5%. Tuy nhiên, tỉ lệ hôn phối đến từ các quốc gia Đông Nam Á làm quen thông qua các dịch vụ môi giới hôn nhân (29.2%) cao hơn so với hôn phối thuộc các quốc tịch khác. Hôn phối thuộc các quốc gia khác hay Hồng Kông thì lại đa phần quen biết thông qua quan hệ công việc, tỷ lệ lần lượt là 37.4% và 27.4%.

So sánh số liệu điều tra qua các năm có thể thấy, tỉ lệ tân di dân sống tại Đài Loan trên 10 năm từ 44.4% vào năm 2013 tăng lên là 64.6% trong năm nay. Trong đó có 12.6% Tân di dân sống tại Đài Loan trên 20 năm. Quá trình sinh sống của họ đã trải qua từ việc thích nghi cuộc sống, nuôi dạy con cái cho đến khi trưởng thành, rồi bắt đầu bước vào giai đoạn đối mặt với sự mất mát đi người thân, bạn đời. Từ nội dung các cuộc thảo luận trong các diễn đàn có thể nhận thấy vấn đề về quyền lợi như thừa kế, phân chia tài sản gia đình v.v...đang trở thành vấn đề mới mà tân di dân phải đối mặt trong cuộc sống của họ, bên cạnh đó, một bộ phận tân di dân cũng gặp phải vấn đề trong việc chăm sóc người cao tuổi trong gia đình.

II. Khái quát cuộc sống tại Đài Loan

Bằng lái xe là loại giấy phép (giấy tờ) quan trọng nhất trong cuộc sống của Tân di dân tại Đài Loan. Cứ 100 người thì có 59 người có bằng lái xe máy; Cứ 100 người thì có 38 người có bằng lái xe ô tô; Tỉ lệ hôn phối đến từ khu vực Trung Quốc Đại Lục có bằng cấp về kỹ thuật là tương đối cao (Cứ 100 người thì 9 người có). So sánh số liệu điều tra qua nhiều năm có thể thấy được hiệu quả của phương pháp hỗ trợ tân di dân tham gia các lớp phụ đạo thi bằng lái xe và tổ chức thi bằng nhiều thứ tiếng, cụ thể là tỉ lệ tân di dân được cấp bằng lái xe tăng theo từng năm, tỉ lệ tân di dân có bằng lái xe (bất luận là bằng lái xe ô tô hay xe máy) trong 3 lần điều tra gần đây, trung bình mỗi lần điều tra tăng khoảng 10 trên 100 người.

Về bảo hiểm: Tân di dân tại Đài Loan tham gia nộp bảo hiểm sức khỏe toàn dân chiếm tỉ lệ cao nhất (cứ 100 người thì có 97 người tham gia); Tỷ lệ tân di dân tham gia nộp bảo hiểm lao động là 52 trên 100 người. Tổng thể tỉ lệ tân di dân tham gia nộp bảo hiểm tăng. Tân di dân tham gia nộp bảo hiểm từ tỉ lệ là 16% vào năm 2008 và 30 % vào năm 2013, đã tăng lên đến 52%. Điều này thể hiện rằng, tân di dân tại Đài Loan đang được nâng cao sự đảm bảo trong lao động.

III. Tình trạng lao động

1. Tình hình tham gia lao động

Trong 18.260 mẫu điều tra hợp lệ trong cuộc điều tra lần này, thì tỉ lệ tân di dân tham gia vào lực lượng lao động đạt 70.92%, tỉ lệ tân di dân thất nghiệp là 1.22%. So với tỉ lệ tham gia vào lực lượng lao động của quần chúng nhân dân tại Đài Loan nói chung (tỉ lệ bình quân trong 5 năm gần đây khoảng 58.54%~58.99%), thì tỉ lệ tân di dân tham gia lao động là cao hơn. Đồng thời, tỉ lệ thất nghiệp của tân di dân là tương đối thấp.


2. Tình hình việc làm

Tân di dân chủ yếu làm việc trong ngành nghề chế tạo (chiếm tỉ lệ 31.7%), tỉ lệ làm việc trong ngành nghề dịch vụ nhà nghỉ, khách sạn và dịch vụ ăn uống cũng chiếm chủ yếu (23.4%); Về loại hình nghề nghiệp, chủ yếu là nhân viên dịch vụ và bán hàng (chiếm tỉ lệ 37.0%), công nhân kỹ thuật cơ bản và công nhân lao động cũng chiếm chủ yếu (26.4%); Về tư cách lao động: Tân di dân làm việc cho chủ sử dụng tư nhân chiếm đại đa số (76.4%), tự kinh doanh chiếm 15.3%; Về phương diện thu nhập: Phương thức tính tiền lương theo tháng chiếm tỉ lệ chính (57.5%); Về mức thu nhập: Phần đông là tân di dân có mức thu nhập từ 20 nghìn đến gần 30 nghìn Đài tệ (chiếm tỉ lệ 52.1%).

So sánh với số liệu điều tra các năm, cùng với cuộc điều tra tân di dân lần thứ 4 cho thấy xu thế ngành nghề thể hiện đồng nhất, ngành dịch vụ chiếm chủ đạo, tỉ lệ tham gia lao động đạt trên 50%. Theo số liệu điều tra, trong năm 2018, về ngành nghề: Tỉ lệ làm việc trong ngành “dịch vụ nhà nghỉ, khách sạn và ăn uống”, “ngành giáo dục” có dấu hiệu tăng nhẹ; Về loại hình nghề nghiệp: “công nhân kỹ thuật cơ bản và công nhân lao động” và “nhân viên dịch vụ và bán hàng” là 2 loại chính, đến thời điểm năm 2013, có thể thấy loại hình nghề nghiệp “nhân viên vận hành và lắp ráp thiết bị cơ khí” tăng trưởng nhanh, sự phân bổ ngành nghề và loại hình nghề nghiệp trong năm 2018 gần giống với năm 2013.

Về phương diện thu nhập, so sánh với số liệu điều tra qua các năm có thể thấy, tân di dân có thu nhập dưới 20 nghìn Đài tệ với tỉ lệ từ 67.6% vào năm 2008, 50.5% vào năm 2013 đã giảm xuống là 22.3% vào năm 2018. Mức lương tổng thể của Tân di dân đã dần dần được nâng cao, ở giai đoạn hiện tại, hơn một nửa số tân di dân chủ yếu có thu nhập tập trung trong khoảng từ 20 nghìn đến khoảng gần 30 nghìn Đài tệ, và đã có 20% tân di dân có thu nhập chủ yếu đạt trên 30 nghìn Đài tệ.


3. Mức độ hài lòng và khó khăn trong công việc

Về mức độ hài lòng với công việc: 89.8% tân di dân có việc làm hài lòng với công việc hiện tại của họ, tỉ lệ không hài lòng chiếm 10.2%. Tổng thể mà nói, tỉ lệ tân di dân làm việc tại Đài Loan cho rằng họ không gặp phải khó khăn, rắc rối trong công việc đạt 71.7%; Với số tân di dân gặp phải khó khăn trong công việc thì khó khăn lớn nhất chủ yếu là mức lương quá thấp (với tỉ lệ là 15 trên 100 người) và thời gian làm việc quá dài (với tỉ lệ là 7 trên 100 người), tiếp đến là khó khăn về năng lực nhận biết và viết chữ tiếng Trung còn yếu (với tỉ lệ là 5 trên 100 người), thời gian làm việc không thể sắp xếp dung hòa với nhu cầu thời gian dành cho gia đình (với tỉ lệ là 4 trên 100 người), trình độ giao tiếp tiếng Trung tương đối yếu (tỉ lệ là 4 trên 100 người), môi trường làm việc không thân thiện hoặc có sự kỳ thị đối với tân di dân (tỉ lệ là 4 trên 100 người) v.v...


4. Dịch vụ việc làm và nhu cầu dạy nghề

Các nguồn tìm kiếm việc làm chủ yếu của tân di dân là: Qua “ Bạn bè, người thân (gồm phối ngẫu) người Đài Loan giới thiệu” (tỉ lệ 4 trên 100 người), qua “Người thân, bạn bè đồng hương tại Đài Loan giới thiệu” (tỉ lệ 23 trên 100 người), “Kinh doanh tại nhà” (tỉ lệ 16 trên 100 người) và qua thông tin việc làm trên “Báo và các loại quảng cáo” (tỉ lệ 14 trên 100 người). Tỉ lệ tân di dân gặp khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm chiếm 17.7%, trong đó tỉ lệ hôn phối đến từ khu vực Đại lục gặp khó khăn về tìm kiếm việc làm là tương đối cao. Những khó khăn chủ yếu mà tân di dân gặp phải là “Kỳ thị tại nơi làm việc” (tỉ lệ 30 trên 100 người), “Chủ sử dụng lao động từ chối tuyển dụng với lý do không có chứng minh thư nhân dân” (tỉ lệ là 29 trên 100 người). Đối với bộ phận tân di dân là hôn phối người nước ngoài thì gặp khó khăn chủ yếu là do ngôn ngữ giao tiếp và năng lực nhận biết chữ (ước tính vượt quá tỉ lệ 40 trên, 100 người)

Về nhu cầu dịch vụ việc làm: nhu cầu chủ yếu của tân di dân là “Miễn phí tham gia huấn luyện, đào tạo nghề” (tỉ lệ là 21 trên 100 người), “Được trợ cấp sinh hoạt phí trong thời gian tham gia huấn luyện nghề” (tỉ lệ là 12 trên 100 người).


5.Mong muốn lập nghiệp và nhu cầu hỗ trợ

Về mong muốn lập nghiệp, hiện tại 15.9% tân di dân có nguyện vọng lập nghiệp. Về ngành nghề mà bộ phận tân di dân có nguyện vọng muốn lập nghiệp: Hôn phối Đại lục và hôn phối đến từ các quốc gia Đông Nam Á chủ yếu theo ngành dịch vụ nhà nghỉ và ăn uống với tỉ lệ là hơn 56 trên (tỉ lệ theo các ngành dịch vụ khác là hơn 16 trên 100 người); Từ việc quan sát nội dung thảo luận trong các cuộc tọa đàm có thể thấy, tân di dân đầu tư lập nghiệp tại Đài Loan chủ yếu dưới quy mô hình nhỏ, đa số là tự kinh doanh tân di dân đến từ các nước Đông Nam Á hiện đa phần đầu tư vào kinh doanh dịch vụ ăn uống về lĩnh vực ẩm thực quê hương. Tân di dân Đại lục chủ yếu lại kinh doanh buôn bán online với số vốn đầu tư ban đầu tương đối thấp.

Về kỳ vọng đối với các hạng mục hỗ trợ lập nghiệp mà chính phủ đã cung cấp: Tỉ lệ tân di dân hy vọng chính phủ tiếp tục hạng mục “Hỗ trợ vay vốn lập nghiệp” chiếm nhiều nhất (tỉ lệ là 68 trên 100 người), tiếp đó là hạng mục “Khóa học đào tạo lập nghiệp” (tỉ lệ là 62 trên 100 người), kỳ vọng đối với hạng mục “Tư vấn cố vấn lập nghiệp” chiếm tỉ lệ là 45 trên 100 người.


IV. Tình trạng gia đình và nuôi dạy con cái

1. Diện mạo của bộ phận hôn phối người Đài Loan (vợ hoặc chồng) của tân di dân

Về trình độ học vấn của hôn phối người Đài Loan của tân di dân, tỉ lệ có trình độ giáo dục trung và cao cấp chiếm đa số (trình độ trung học phổ thông và dạy nghề chiếm tỉ lệ 40.2% ).76.9% hôn phối người Đài Loan của tân di dân là kết hôn lần đầu. Tỉ lệ hôn phối người Đài Loan của tân di dân là hôn phối đến từ các quốc gia Đông Nam Á và khu vực Đại lục là kết hôn lần thứ 2 đều cao hơn 20%, lần lượt là 20.7% và 26.1%.

82.8% hôn phối người Đài Loan của tân di dân được phỏng vấn có công ăn việc làm, và trong đó chủ yếu là có công việc được trả thù lao. Về ngành nghề công việc, chủ yếu làm việc trong các ngành: Ngành chế tạo (tỉ lệ 31.1%), ngành công trình xây dựng chiếm tỉ lệ 13.5% và ngành bán buôn & bán lẻ chiếm tỉ lệ 11.6%. Về loại hình nghề nghiệp, chủ yếu là nhân viên dịch vụ & bán hàng chiếm tỉ lệ 20.5% và nhân viên vận hành & lắp ráp thiết bị cơ khí chiếm tỉ lệ 17.3%. Về mức thu nhập bình quân mỗi tháng, chiếm đa số là nhóm có thu nhập “Từ 30 nghìn đến gần 40 nghìn Đài tệ” với tỉ lệ 26.8% và nhóm có thu nhập “Từ 20 nghìn đến gần 30 nghìn Đài tệ” với tỉ lệ là 20.1%. Mức thu nhập bình quân mỗi tháng của hôn phối người Đài Loan đang khoảng 38,654 Đài tệ.


2. Bối cảnh kinh tế xã hội của gia đình

Về kết cấu gia đình của tân di dân, chiếm chủ yếu là gia đình hạt nhân với tỉ lệ 54.5%, tiếp đó là gia đình phức hợp với tỉ lệ 34.3%. So sánh với số liệu điều tra của các năm trước cho thấy, kết cấu gia đình gần như không thay đổi, có sự phát triển theo xu hướng gia đình hạt nhân. Về thu nhập bình quân mỗi tháng của các gia đình tân di dân, chiếm tỉ lệ cao nhất là thu nhập trong khoảng “Từ 50 nghìn đến 60 nghìn Đài tệ” (15.3%), tiếp đến là mức thu nhập trong khoảng “Từ 40 nghìn đến 50 nghìn Đài tệ” với tỉ lệ 12.8%. Tổng thu nhập bình quân mỗi tháng của các gia đình là 52.574 Đài tệ so với mức thu nhập bình quân mỗi tháng của các gia đình thông thường là 109.204 Đài tệ thì có thể thấy nền tảng kinh tế của các gia đình tân di dân vẫn còn yếu. Tỉ lệ gia đình tân di dân có mức thu nhập bình quân hàng tháng chưa đến 40 nghìn Đài tệ từ 55.9% vào năm 2008 và 49.8% vào năm 2013 đã giảm xuống còn 34.1% vào năm 2018. Tỉ lệ gia đình tân di dân có mức thu nhập bình quân rơi vào khoảng từ 50 nghìn đến 100 nghìn Đài tệ trong cuộc điều tra năm 2018 lại có xu hướng tăng. So với số liệu điều tra năm 2013 thì thu nhập bình quân một tháng của các gia đình tân di dân đã tăng thêm 6.401 Đài tệ.


3. Tình hình sinh con và nuôi dạy con cái

Tỉ lệ tân di dân có sinh con trong cuộc hôn nhân hiện tại chiếm 76.3%, tỉ lệ sinh 2 con chiếm đa số với tỉ lệ là 36.9%. Tổng thể bình quân mỗi tân di dân sinh 1,3 con. Thông qua cuộc phỏng vấn điều tra tân di dân lần này, thu thập được dữ liệu điều tra của tổng cộng 23.567 người là con cái của tân di dân. Số liệu điều tra cho thấy, 54.5% con cái của tân di dân vẫn chưa đến độ tuổi đi học hoặc thuộc hệ thống giáo dục tiểu học. 98.2% con cái của tân di dân sinh sống lâu dài tại Đài Loan. So sánh với số liệu điều tra tân di dân của 3 lần trước, tỉ lệ tân di dân không sinh con giảm dần từ 41.0% vào năm 2003 xuống còn 23.7% vào năm 2018. Trong khi đó, tỉ lệ tân di dân sinh từ 2 con trở lên lại ngày càng tăng. Số lượng con bình quân mỗi tân di dân sinh ra cũng thể hiện xu hướng tăng.

Từ con số điều tra có thể thấy, có 73.4% tân di dân sẵn lòng để con cái của mình được học tiếng mẹ đẻ của nước mình ở trường học. Đã có 26.7% con cái của tân di dân ở độ tuổi từ 16 tuổi trở lên, chuẩn bi hoặc đã chính thức gia nhập vào thị trường lao động. Về kỳ vọng đối với sự phát triển trong tương lai của con cái, có 53.2% tân di dân bày tỏ ủng hộ để con cái trở về quê hương gốc của họ lập nghiệp, 46.8% bày tỏ không ủng hộ. Tân di dân có trình độ giáo dục càng cao, thời gian sinh sống tại Đài Loan càng ngắn thì tỉ lệ ủng hộ lại càng cao.

5. Tình hình thích nghi với cuộc sống

1. Năng lực tiếng Trung

Năng lực nghe nói của Tân di dân đều tốt hơn năng lực đọc viết. Đối với các hôn phối đến từ các nước Đông Nam Á gặp phải khó khăn trong việc thích nghi với ngôn ngữ giao tiếp, thì năng lực nghe nói phân cấp theo độ tuổi và thời gian sinh sống tại Đài Loan, thời gian sống tại Đài Loan càng dài thì khả năng ngôn ngữ càng tốt và khoảng cách với người bản xứ càng thu hẹp. Về phương diện năng lực nghe & đọc, thì năng lực nghe tốt hơn đọc. Mà ngôn ngữ được tân di dân sử dụng chủ yếu trong đời sống thường ngày vẫn là ngôn ngữ tiếng Trung với tỉ lệ 97 trên 100 người. Tiếp theo đó là tiếng Đài, tiếng mẹ đẻ với tỉ lệ 19 trên 100 người sử dụng. Trong tương lai khi cung cấp các nguồn thông tin và dịch vụ cho tân di dân như hướng dẫn nhanh trực tuyến, quy định pháp luật và thuế v.v... sẽ truyền đạt bằng phương thức kết hợp cả ngôn ngữ, âm thanh và hình ảnh, như vậy sẽ có hiệu quả truyền tải tốt hơn là biểu đạt dưới hình thức chữ viết, văn bản.


2. Khó khăn gặp phải trong cuộc sống tại Đài Loan

Lần nghiên cứu này thực hiện điều tra nhằm vào những khó khăn mà tân di dân gặp phải trong cuộc sống tại Đài Loan, những khó khăn mà tân di dân tự cảm thấy trong cuộc sống của họ, bao gồm những khó khăn có khả năng phát sinh trong các phương diện sinh tồn cá thể khác nhau có liên quan như phương diện cuộc sống, quyền lợi, gia đình, quan hệ xã hội, tương tác với môi trường v.v... Kết quả điều tra cho thấy, với bộ phận tân di dân gặp phải khó khăn, thì khó khăn chủ yếu đến từ “Vấn đề kinh tế” với tỉ lệ 16 trên 100 người, đến từ “Quyền lợi sống tại Đài Loan” với tỉ lệ 8 trên 100 người, đến từ “Vấn đề công việc của bản thân” với tỉ lệ là 5 trên 100 người.


3. Tình hình quan hệ với các thành viên trong gia đình

95.1% tân di dân không gặp phải khó khăn phát sinh trong mối quan hệ với gia đình. Đối tượng mà tân di dân gặp khó khăn trong mối quan hệ chủ yếu là hôn phối chiếm tỉ lệ là (2.7%), bố mẹ của hôn phối chiếm (2.1%), con cái (chiếm 1.0%). Qua dữ liệu 3 lần điều tra có thể thấy, tỉ lệ đối tượng là bố mẹ của hôn phối ngày càng giảm, kết quả này có liên quan đến việc hình thái cấu thành gia đình tân di dân đang có xu hướng chuyển dần sang hình thái gia đình hạt nhân. Cùng với việc con cái bước vào hệ thống giáo dục và xã hội, việc giao tiếp, quan hệ với con cái của tân di dân trong tương lai sẽ dần chuyển từ vấn đề bài tập, học hành giáo dục hành vi sang vấn đề việc làm. Trong tương lai cũng cần lưu tâm đến sự phát triển này.


4. Mạng lưới hỗ trợ xã hội cho cuộc sống hàng ngày, quyền lợi và an toàn cá nhân

Kết quả điều tra cho thấy, trong trường hợp nếu gặp phải khó khăn về cuộc sống, quyền lợi và an toàn con người, thì kênh hỗ trợ chủ yếu mà tân di dân lựa chọn tìm đến là: phối ngẫu (với độ ưu tiên là 76.4), đồng hương hoặc người thân bạn bè người Đài Loan và họ hàng (với mức độ ưu tiên lần lượt là 20.5 và 18.9). Các cơ quan công quyền như sở cảnh sát/đồn cảnh sát, cơ quan chính quyền các huyện, thành phố, tổ trưởng dân phố, trung tâm phòng chống bạo lực, tổng đài bảo hộ 113, trung tâm hỗ trợ gia đình tân di dân v.v... cũng đạt mức độ ưu tiên nhất định. Đồng thời, cùng với thời gian tân di dân sống tại Đài Loan gia tăng, thì mức độ phụ thuộc vào hôn phối hay bố mẹ của hôn phối cũng theo đó mà giảm đi.


5. Nguồn thông tin

Về nguồn thông tin về các phương thức dịch vụ chăm sóc của chính phủ mà tân di dân tiếp cận được chủ yếu là từ “Cơ quan chính phủ” và “Bạn bè đồng hương, người thân và tân di dân các nước khác chia sẻ” (với tỉ lệ là 17 trên 100 người), tiếp đến là từ “Người thân, bạn bè, đồng nghiệp Đài Loan thông báo” (với tỉ lệ là 15 trên 100 người). Trong số các tân di dân biết đến các phương thức dịch vụ chăm sóc của chính phủ, thì hình thức tân di dân tiếp nhận được thông tin chủ yếu vẫn là từ “Bạn bè, người thân thông báo, truyền tai nhau từ người này qua người khác” (với tỉ lệ là 55 trên 100 người), tiếp đến là qua “Các nhóm cộng đồng có liên quan đến tân di dân trên mạng xã hội ( LINE, FB) giới thiệu” (với tỉ lệ là 23 trên 100 người), “Tìm kiếm qua các trang web không chính thống” (với tỉ lệ là 22 trên 100 người) và qua “Thông báo của các cơ quan hữu quan hoặc tờ rơi quảng cáo” (với tỉ lệ là 18 trên 100 người).


6. Nhu cầu đối với các phương thức dịch vụ chăm sóc

1. Tình hình tham gia vào các phương thức dịch vụ chăm sóc

Về tình hình tân di dân tham gia vào các phương thức dịch vụ chăm sóc, đối với những tân di dân đã từng tham gia vào các phương thức dịch vụ chăm sóc của chính phủ, thì dịch vụ được tân di dân tham gia nhiều nhất là “Huấn luyện thi bằng lái xe” (với tỉ lệ người tham gia là 39 trên 100 người), tiếp đến là “Trường bổ túc tiểu học và trung học cơ sở” (với tỉ lệ người tham gia là 10 trên 100 người), “Các lớp giáo dục cơ bản cho người trưởng thành và lớp học nhận biết chữ” (với tỉ lệ người tham gia là 9 trên 100 người).

Kết quả điều tra cho thấy, có 45.8% tân di dân chưa từng tham gia vào bất cứ phương thức dịch vụ chăm sóc nào, nguyên nhân không tham gia chủ yếu do “Công việc”, “Chăm sóc gia đình, con cái” (với mức độ quan trọng đều cao hơn 16), tiếp đến là do “Không có hứng thú” (với mức độ quan trọng là 9.2), do “Công việc bếp núc, dọn dẹp nhà cửa” (với mức độ quan trọng là 9.0).


2. Nhu cầu đối với khóa học có liên quan đến đời sống

Các khóa học liên quan đến đời sống có mức nhu cầu cao nhất là “Dạy nhận biết chữ và rèn luyện ngôn ngữ” (với tỉ lệ có nhu cầu là 13 trên 100 người), khóa học “Kỹ năng chăm sóc y tế” (cung cấp kiến thức và kỹ năng chăm sóc y tế cơ bản về chăm sóc người bệnh) (với tỉ lệ có nhu cầu là 7 trên 100 người)” và khóa học “Cung cấp kiến thức về cách giáo dục và chăm sóc con cái” (với tỉ lệ có nhu cầu là 5 trên 100 người).


3. Nhu cầu đối với các phương thức dịch vụ chăm sóc về y tế

Về nhu cầu của tân di dân đối với các phương pháp dịch vụ chăm sóc y tế thì dịch vụ “Cung cấp hỗ trợ y tế” có mức độ ưu tiên cao nhất là 14.7, tiếp đến là dịch vụ “Hỗ trợ tham gia bảo hiểm y tế toàn dân” (với mức độ ưu tiên là 5.4), dịch vụ “Kiểm tra sức khỏe cho trẻ em” (có mức độ ưu tiên là 5.4) và dịch vụ “Cung cấp kiến thức về bệnh tật nói chung và bệnh truyền nhiễm nói riêng” (mức độ ưu tiên là 4.6).


4. Nhu cầu đối với các phương thức dịch vụ chăm sóc cuộc sống

Về nhu cầu của tân di dân đối với các dịch vụ chăm sóc cuộc sống, thì dịch vụ “Đảm bảo quyền lợi việc làm” có mức độ ưu tiên cao nhất là 15.9, tiếp đến theo thứ tự lần lượt là “Thiết lập các cơ sở dịch vụ chuyên trách tân di dân (Đơn vị một cửa hoặc cơ sở do cơ quan chủ quản thiết lập nhằm phục vụ riêng cho tân di dân)” (với mức độ ưu tiên là 14.5), “Thiết lập rộng rãi cửa sổ phục vụ tư vấn cho tân di dân” (Cửa sổ do cơ quan chủ quan thiết lập thêm có thể cung cấp dịch vụ tư vấn các loại hình thông tin cho tân di dân, cung cấp các loại thông tin có liên quan như phụ đạo các thông tin về đời sống, thông tin việc làm, chăm sóc sức khỏe y tế, nuôi dạy trẻ em v.v...) (với mức độ ưu tiên là 13.2).

top